Vai trò giới truyền thống Nữ tính

Giáo viên trong một lớp học ở Madagascar (năm 2008). Dạy học ở cấp tiểu học và trung học thường được coi là một nghề của nữ giới.

Tính nữ, với tư cách là một cấu trúc xã hội, dựa trên một hệ nhị nguyên giới coi nam giới và tính nam là khác biệt và đối lập với phụ nữ và tính nữ.[15] Trong các xã hội phụ hệ, bao gồm cả các xã hội phương Tây, thái độ chung đối với tính nữ góp phần thúc đẩy tính phụ thuộc của phụ nữ, vì họ được coi là hay tuân thủ hơn, dễ bị tổn thương và ít có xu hướng hành xử bạo lực hơn.[15]

Định kiến ​​giới ảnh hưởng đến các nghề truyền thống dành cho nữ giới, dẫn đến công kích ngầm đối với những phụ nữ phá vỡ vai trò giới truyền thống.[67] Những định kiến ​​này bao gồm việc phụ nữ có bản tính quan tâm chăm sóc, có kỹ năng nội trợ, khéo léo hơn nam giới, trung thực hơn nam giới và có ngoại hình hấp dẫn hơn. Các vai trò nghề nghiệp gắn liền với những định kiến ​​này bao gồm: nữ hộ sinh, giáo viên, kế toán, nhân viên nhập liệu, thu ngân, nhân viên bán hàng, lễ tân, quản gia, đầu bếp, người giúp việc, nhân viên công tác xã hộiy tá.[68] Sự phân biệt nghề nghiệp duy trì sự bất bình đẳng giới[69]chênh lệch lương theo giới.[70] Một số chuyên ngành y tế như phẫu thuật và y học cấp cứu chịu ảnh hưởng lớn từ một nền văn hóa nam tính[71] và có mức lương cao hơn.[72][73]

Cấp bậc lãnh đạo gắn liền với tính nam trong văn hóa phương Tây và phụ nữ ít được coi là lãnh đạo tiềm năng hơn.[74] Tuy nhiên, một số người cũng cho rằng phong cách “lãnh đạo nữ tính” (phong cách lãnh đạo gắn liền với công tác hỗ trợ và hợp tác) thường chiếm ưu thế so với phong cách “lãnh đạo nam tính” (gắn liền với việc tập trung giải quyết các nhiệm vụ và kiểm soát quyền lực).[75] Các nhà lãnh đạo nữ thường được truyền thông phương Tây mô tả bằng các đặc điểm gắn liền với tính nữ, chẳng hạn như cảm xúc.[75]

Lời giải thích cho sự mất cân bằng nghề nghiệp

Đã có lập luận rằng các đặc điểm giới tính chính của nam giới và nữ giới, ví dụ như khả năng sinh con, đã tạo ra một sự phân công lao động theo giới tính trong lịch sử, và các định kiến về giới đã phát triển về mặt văn hóa để duy trì sự phân chia này.[76]

Việc sinh con có xu hướng làm gián đoạn tính liên tục trong quá trình làm việc. Theo thuyết vốn con người, điều này làm giảm thiểu sự đầu tư của phụ nữ vào giáo dục đại học và đào tạo việc làm. Richard Anker của Văn phòng Lao động Quốc tế lập luận rằng lý thuyết vốn con người không giải thích được sự phân công lao động theo giới tính, bởi nhiều nghề nghiệp gắn với vai trò nữ giới, ví dụ như trợ lý hành chính, đòi hỏi nhiều kiến thức, kinh nghiệm, và tính liên tục trong việc làm hơn so với các nghề nghiệp kĩ năng thấp đã được nam tính hóa, chẳng hạn như lái xe tải. Anker lập luận rằng việc nữ tính hóa một số ngành nghề đặt ra giới hạn cho lựa chọn việc làm của phụ nữ.[68]

Thuyết tương hợp vai trò

Thuyết tương hợp vai trò đề xuất rằng con người thường có xu hướng nhìn nhận một cách tiêu cực sự tách biệt khỏi những vai trò giới được mong đợi. Nó ủng hộ bằng chứng thực tế rằng phân biệt đối xử về giới tồn tại ở những lĩnh vực thường được gắn liền với một giới này hay giới kia. Đôi khi nó được sử dụng để giải thích lí do con người có khuynh hướng đánh giá một cách ít ưu ái hơn hành vi đáp ứng các tiêu chuẩn của một vai trò lãnh đạo khi chúng được thực hiện bởi một người phụ nữ.[77][78][79][80][81]